Sản xuất và phân phối Zara_(nhà_bán_lẻ)

Zara ở Dundee, AnhGian hàng cho nam tại một cửa hàng Zara thường gặp. Almere, Ha LanQuần áo Zara sản xuất ở Bồ Đào Nha

Theo như báo cáo, Zara chỉ cần một tuần để phát triển một sản phẩm mới và nhập nó vào cửa hàng, so với thời gian trung bình của ngành công nghiệp là sáu tháng, và ra mắt khoảng 12,000 thiết kế mới mỗi năm.[37] Zara có chính sách không quảng cáo;[4] họ lựa chọn việc dùng doanh thu để mở các cửa hàng mới.[38]

Zara thiết lập nhà máy riêng của mình ở La Coruña (một thành phố được biết đến với ngành công nghiệp dệt) trong năm 1980, và nâng cấp thành dạng sản xuất và các cơ sở phân phối milk-run ngược trong năm 1990. Phương pháp này được thiết kế bởi Toyota Corp, và được gọi là hệ thống just-in-time (JIT). Nó giúp công ty thiết lập một mô hình kinh doanh cho phép sự độc lập trong suốt các giai đoạn vật liệu, sản xuất, hoàn thành và phân phối sản phẩm cho cửa hàng trên toàn thế giới chỉ trong một vài ngày.[39]

Zara tại Santo Domingo, cộng Hòa Dominica.

Hầu hết các sản phẩm của Zara được sản xuất ở các quốc gia gần nhau như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Turkey, và Ma-rốc.[4][40] Trong khi một số đối thủ cạnh tranh thuê ngoài tất cả chuỗi sản xuất đến châu Á, Zara sản xuất những mặt hàng thời trang nhất—một nửa số hàng hóa của họ—tại một tá nhà máy do công ty sở hữu ở Tây Ban Nha và Bồ Đào NhaThổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là ở Galicia và Bắc Bồ Đào NhaThổ Nhĩ Kỳ. Quần áo với sức trụ trên kệ dài hơn, như áo phông trơn, được thuê ngoài bởi các nhà phân phối giá rẻ, chủ yếu là ở châu Á.[41]

Công ty có thể thiết kế một sản phẩm mới và phân phối nó đến cửa hàng trong bốn đến năm tuần; nó có thể sửa đổi sản phẩm sẵn có trong thậm chí là hai tuần. Rút ngắn vòng đời sản phẩm đồng nghĩa với thành công lớn hơn trong việc nắm bắt sở thích tiêu dùng.[42] Nếu một thiết kế không bán được nhiều trong vòng một tuần, nó sẽ được rút ra khỏi cửa hàng, mọi đơn đặt hàng đều bị hủy bỏ, và một thiết kế mới sẽ được tiến hành ngay sau đó. Zara theo dõi những thay đổi trong thời trang của khách hàng.[43] Zara có những sản phẩm cơ bản ở trên kệ từ năm này sang năm khác, nhưng những sản phẩm đặc biệt có thể chỉ ở trên kệ trong ít hơn 4 tuần, điều này khiến cho khách hàng phải đến thăm cửa hàng nhiều lần. Một cửa hàng thời trang cao cấp ở Tây Ban Nha thu hút khách hàng tới trung bình ba lần một năm: Trong khi đó khách hàng tới Zara 17 lần.[44]

Quần áo không độc hại

Vào năm 2011, Greenpeace bắt đầu một cuộc đối thoại với Zara để cấm những chất độc hại trong công đoạn sản xuất quần áo.[45] Greenpeace xuất bản báo cáo "Toxic threads: the big fashion stitch-up" trong tháng 11 năm 2012 như là một phần của chiến dịch Detox nhắm phát hiện các công ty sử dụng chất độc hại trong quá trình sản xuất.[46] Chín ngày sau khi báo cáo đã được xuất bản, Zara cam kết xóa bỏ tất cả hóa chất độc hại trong toàn bộ chuỗi cung cấp sản phẩm tính đến năm 2020.[47] Zara trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới nâng cao nhận thức về chiến dịch Detox[48] và chuyển sang một quá trình sản xuất hoàn toàn không độc hại.[45]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Zara_(nhà_bán_lẻ) http://www.vogue.com.au/fashion/news/global+phenom... http://www.demorgen.be/dm/nl/989/Binnenland/articl... http://www.bbc.com/news/10198854 http://www.bloomberg.com/bw/articles/ng%C3%A0y http://www.businessweek.com/magazine/content/06_36... http://www.designboom.com/architecture/zara-via-de... http://www.economist.com/news/business/21567963-sl... http://www.economist.com/node/18333093 http://economia.elpais.com/economia/2004/08/17/act... http://th.fashionmag.com/news-131301-Zara-com-laun...